Giảm tiểu cầu có nguy hiểm không? Phải điều trị như thế nào?

Giảm tiểu cầu là một chứng rối loạn đông máu điển hình. Bệnh xảy ra do lượng tiểu cầu trong máu bị giảm bởi hệ thống miễn dịch trực tiếp tấn công các tế bào tiểu cầu khỏe mạnh. Nếu như người bệnh không bị chảy máu và lượng tiểu cầu không bị quá thấp thì không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng của người bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng thì bệnh nhân cần phải dùng thuốc hoặc điều trị ngoại khoa theo chỉ định của bác sĩ.

1, Giảm tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu là gì? Tầm quan trọng của tế bào tiểu cầu đối với cơ thể

Tiểu cầu là tế bào được tạo ra từ tủy xương và sẽ truyền đi khắp nơi trong cơ thể, chúng là một thành phần quan trọng tế bào của máu. 

Vai trò của tiểu cầu đối với cơ thể con người:

Tiểu cầu có nhiệm vụ tham gia vào quá trình đông và cầm máu giúp cho chúng ta không bị mất máu quá nhiều khi bị tổn thương và đảm bảo đến sự nguyên vẹn của mạch máu khi cơ thể bình thường.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho rằng: Bằng cách  trực tiếp  tiêu diệt các vi khuẩn hay hỗ trợ cho các tế bào bạch cầu giúp tăng hiệu quả bảo vệ cơ thể của các tế bào bạch cầu, chúng còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể của con người khỏi các tác nhân bên ngoài như vi sinh vật.

Thông thường số lượng các tế bào tiểu cầu đo được thông qua các thiết bị xét nghiệm huyết học trong cơ thể con người sẽ nằm trong khoảng từ 150.000/mcL đến 400.000/mcL.

Vậy xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?

Xuất huyết giảm tiểu cầu là tình trạng xuất huyết do giảm sinh các tiểu cầu ở tủy xương hay tiểu cầu bị phá hủy quá nhiều ở máu ngoại vi gây ra những biến chứng khá nặng nề cho người bệnh như: chảy máu đường tiêu hóa, tiết niệu, hoặc bị xuất huyết não,… Căn bệnh này khá nguy hiểm cho chúng ta, quá trình điều trị cũng cần phải có một khoảng thời gian dài gây ra những ảnh hưởng xấu lên sức khỏe thậm chí là tính mạng của người bệnh. Bệnh lý này thường xuất hiện trong mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em và người trẻ tuổi, và nữ giới.

2, Nguyên nhân và những đối tượng có nguy cơ bị giảm tiểu cầu

Nguyên nhân bị giảm tiểu cầu

Có nhiều nguyên nhân khiến cho tế bào tiểu cầu giảm tuy nhiên, giảm tiểu cầu miễn dịch thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công nhầm và phá hủy các tế bào tiểu cầu, đó là những tế bào giúp quá trình đông máu khi bị thương. Ở người lớn, điều này có thể xảy ra do người bệnh bị nhiễm HIV, viêm gan hoặc bị H. pylori – loại vi khuẩn gây loét dạ dày. Đối với trẻ em, hầu hết bị giảm tiểu cầu bởi những rối loạn sau khi mắc một bệnh nào đó do các virus gây ra, chẳng hạn như bị quai bị hoặc bị cúm.

Những đối tượng có nguy cơ bị giảm tiểu cầu

Bệnh lý này thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt hay xảy ra là trẻ em và người trẻ tuổi, và nữ giới.

3, Triệu chứng và biến chứng của bệnh giảm tiểu cầu

Triệu chứng của bệnh giảm tiểu cầu

Xuất huyết giảm tiểu cầu là một căn bệnh khá phức tạp, chúng có thể không có những biểu hiện hoặc một triệu chứng nhất định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau người bệnh có thể nhận biết dấu hiệu của bệnh như sau:

  • Bị chảy máu kéo dài ở vết thương bị cắt da của người bệnh
  • Người bệnh hay bị chảy máu mũi, hoặc bị bệnh răng lợi thường xuyên
  • Xuất hiện các vệt máu ở trong nước tiểu hoặc phân
  • Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi
  • Ở phụ nữ, có thể thời kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài hơn
  • Rất dễ bị bầm tím hoặc ban xuất huyết dưới da
  • Xuất hiện những nốt xuất huyết có kích thước nhỏ màu tím hoặc đỏ, thường sẽ xuất hiện ở khu vực cẳng chân

Biến chứng của bệnh giảm tiểu cầu

Khi số lượng tiểu cầu ở mức quá thấp, cơ thể của người bệnh sẽ có thể sẽ bị xuất huyết tự nhiên hoặc bị xuất huyết khi va chạm rất nhẹ. Từ đó, gây nên những biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe như: Chảy máu đường tiêu hóa, tiết niệu, hoặc đường sinh dục, thậm chí có thể gây ra chứng xuất huyết não – màng não sẽ có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Vì thế, nếu mắc bệnh, bạn phải cẩn thận hơn trong sinh hoạt, không nên tham gia các hoạt động chạy nhảy hoặc vận động nặng, hạn chế đánh răng và xỉa răng, không nên ăn những vật cứng như mía và xương.

Khi phát hiện những triệu chứng bị xuất huyết dưới da, hoặc xuất huyết niêm mạc như chảy máu cam, hoặc chảy máu nướu răng, và chảy máu giác mạc thì nên đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế để kiểm tra số lượng tiểu cầu trong máu, tránh trường hợp xuất huyết máu do giảm tiểu cầu và phải tìm ra nguyên nhân, để có cách điều trị dứt điểm nhằm không xảy ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người bệnh.

Quá trình tiến triển của bệnh giảm tiểu cầu đối với những trường hợp mạn tính có thể kéo dài trong một vài năm. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể sống khỏe mạnh không ảnh hưởng đến sức khỏe nếu biết cách quản lý tình trạng bệnh của mình tốt, thậm chí cả với những trường hợp nặng cũng có thể sống khỏe.

4, Cách phòng tránh bệnh giảm tiểu cầu

Người bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa giảm tiểu cầu nếu biết rõ nguyên nhân gây bệnh, và nguyên nhân gây bệnh cũng có thể phòng ngừa được. 

Ở những người nhạy cảm, nên tránh dùng các loại thuốc có thể gây ra tình trạng giảm tiểu cầu. 

Tránh uống rượu và bia với những bệnh nhân bị giảm tiểu cầu do rượu. Tránh dùng các sản phẩm có heparin ở những bệnh nhân bị giảm tiểu cầu do heparin.

5, Điều trị giảm tiểu cầu

Phác đồ điều trị tình trạng giảm tiểu cầu nhằm mục đích giữ lượng tiểu cầu của người bệnh ổn định nhằm ngăn chặn xuất huyết. Dưới đây là một số các phương pháp điều trị đúng cách:

  • Những trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em có thể tự khỏi hoàn toàn trong vòng 6 tháng mà không cần phải dùng thuốc. Với các trường hợp mạn tính vẫn có thể tự bình phục trong vòng vài năm. 
  • Đối với người lớn trường hợp mắc bệnh nhẹ cần phải theo dõi và kiểm tra định kỳ để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Tuy nhiên, nếu tiên lượng của người bệnh xấu đi thì cần phải có biện pháp điều trị. Liệu trình điều trị bệnh có thể bao gồm sử dụng thuốc, hoặc can thiệp ngoại khoa (cắt lách).

Dưới đây là một số phác đồ sử dụng thuốc tham khảo dành cho bệnh nhân do bác sĩ kê đơn:

NHÓM THUỐC Thuốc corticoid Truyền TM 
PHÁC ĐỒ  TÊN THUỐC  Medrol 16 Globulin
CÁCH DÙNG (viên/liều) 1  
Tags:

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ riêng tư.