Bệnh thoái hóa khớp Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị
thoai-hoa-khop

Thoái hóa khớp mặc dù không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng người bệnh song đây là dạng viêm khớp phổ biến đang ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Bệnh lý phổ biến này thường xảy ra ở người cao tuổi, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, thậm chí gây tàn phế suốt đời.

thoai-hoa-khop

Bệnh thoái hóa khớp đang ảnh hưởng đến rất nhiều người trên thế giới

1. Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp (tiếng Anh là Osteoarthritis hay Degenerative arthritis) là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp. Bình thường, sụn khớp nguyên vẹn, trơn láng và cấu trúc xương dưới sụn ổn định. Tuy nhiên, khi khớp bị thoái hóa, sụn khớp sẽ bị bào mòn, xù xì và nặng hơn có thể trơ ra đầu xương dưới sụn. Đồng thời, vùng xương dưới sụn cũng thay đổi cấu trúc dẫn đến phản ứng tạo các chất gây viêm, xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng tấy.

Khớp giúp các chi, cột sống di động hàng ngày mà không bị tổn thương. Đó là nhờ sụn khớp và dịch khớp làm giảm sự ma sát giữa hai đầu xương gắn nhau ở khớp. Theo thời gian, lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và mỏng đi khiến cho khớp không thể vận hành tốt. Đồng thời, phần xương dưới (lớp) sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, bị xơ hóa, mật độ khoáng và sự bền chắc giảm sút rõ rệt, xuất hiện các vết nứt nhỏ.

Đối với trường hợp nặng, sụn có thể mỏng đến mức không thể che phủ toàn bộ đầu xương. Khi vận động, xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau, thậm chí bào mòn lẫn nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.

thoai-hoa-khop-1

2. Triệu chứng của thoái hóa khớp ở các vị trí thường gặp

Những triệu chứng thường gặp của thoái hóa khớp có thể kể đến bao gồm:

  • Đau khớp: Các khớp bị ảnh hưởng có thể bị đau trong hoặc sau khi vận động, các cơn đau thường âm ỉ và biến mất khi người bệnh không hoạt động. Nếu không được điều trị kịp thời, các cơn đau tăng nặng về mức độ và kéo dài hơn, gây cho người bệnh nhiều đau đớn và phiền toái hơn.
  • Cứng khớp: Triệu chứng này thường đi kèm với những cơn đau và được thấy dễ dàng nhất sau khi bệnh nhân thức dậy, hoặc sau một thời gian không vận động, di chuyển.
  • Xuất hiện tiếng khớp kêu khi di chuyển: Người bệnh có thể cảm thấy một cảm giác nóng ran khi sử dụng khớp và có thể nghe thấy tiếng lộp cộp hoặc lách cách khi cử động.
  • Teo cơ, sưng tấy: Thoái hóa khớp kéo dài thường dẫn đến tình trạng sưng tấy làm biến dạng các khớp và vùng cơ xung quanh khớp. Nếu không vận động trong thời gian dài sẽ gây teo cơ, đầu gối bị lệch khỏi trục,…

thoai-hoa-khop-2

Bệnh có thể xảy ra ở các khớp khác nhau, song có một số vị trí phổ biến và sẽ có những triệu chứng cụ thể đi kèm như sau:

Thoái hóa khớp gối

Bệnh thoái hóa khớp gối rất phổ biến vì loại khớp này luôn phải gánh chịu một trọng lực rất lớn để giữ cơ thể đứng vững, xoay và di chuyển.

Triệu chứng thường gặp: Đau ở phía trước và bên cạnh đầu gối. Khớp yếu đi khiến đầu gối khuỵu xuống khi phải chịu sức nặng. Người bệnh ngồi xổm và đứng dậy rất khó khăn, nặng hơn sẽ thấy tê chân, biến dạng nhẹ ở khớp gối.

Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc vận động hằng ngày.

Triệu chứng thường gặp: cảm giác đau sâu bên trong phía trước háng, cũng có thể đau ở bên cạnh hoặc phía trước đùi, ở sau mông và lan xuống đầu gối.

Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay

Bệnh thường tác động lên vùng gốc của ngón cái và các khớp ngón tay. Các khớp sưng đau, đặc biệt là khi bệnh vừa mới bắt đầu. Sau đó, các khớp khiến ngón tay có thể hình thành các nốt cứng, trở nên gồ ghề và cong nhẹ.

Thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống là loại tổn thương cột sống thường gặp nhất, đôi khi ảnh hưởng đến thần kinh tọa khiến người bệnh có cảm giác đau rất mạnh từ lưng xuống mặt trong đùi và chân.

Giai đoạn đầu, bệnh nhân thấy đau nhiều khi mới ngủ dậy và thường diễn ra trong 30 phút. Sau đó, cơn đau sẽ giảm dần nhưng âm ỉ kéo dài cả ngày và thỉnh thoảng sẽ tăng lên khi người bệnh làm việc nhiều, khiêng vác nặng.

Thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ có biểu hiện là cảm giác đau mỏi phía sau gáy, lan đến cánh tay ở phía có dây thần kinh bị chèn ép ảnh hưởng.

Thoái hóa bàn chân

Thoái hóa khớp ở bàn chân thường tác động vào gốc của ngón cái, có thể làm ngón này bị cứng lại hoặc cong vẹo, khiến cho việc đi đứng trở nên khó khăn và đau đớn.

Thoái hóa gót chân

Thoái hóa khớp ở gót chân thường làm bệnh nhân có cảm giác bị thốn ở gót vào buổi sáng, khi bước chân xuống giường và đi vài bước đầu tiên.

3. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Nguyên nhân nguyên phát

Độ tuổi là nguyên nhân nguyên phát gây ra bệnh thoái hóa khớp. Bình thường, sụn khớp được tái tạo đều đặn để bảo đảm chức năng khớp. Sau khoảng 30 tuổi, sự tái tạo giảm đi và sự thoái hóa diễn ra nhiều hơn. Hàm lượng nước trong sụn khớp tăng dần theo tuổi tác, điều này làm hàm lượng và chất lượng Protid trong sụn giảm dẫn đến việc sụn khớp bắt đầu thoái hóa. Vận động trong thời gian dài khiến phần sụn này bị tổn thương, gây nên tình trạng nứt, bong thậm chí là tiêu biến sụn, gia tăng ma sát giữa khớp gây nên đau và thoái hóa.

Nguyên nhân thứ phát

Di truyền: Tình trạng này xảy ra ở một số đối tượng có khiếm khuyết di truyền ở những gen có chức năng hình thành sụn. Việc này dẫn đến hao hụt ở sụn khớp, đẩy nhanh tình trạng thoái hóa.

Béo phì: Thừa cân làm tăng nguy cơ thoái hóa ở khớp gối, hông và cột sống. Vì vậy việc duy trì chỉ số cơ thể hoặc giảm cân để về trọng lượng lý tưởng giúp ngăn ngừa hiện tượng thoái hóa cũng như làm giảm tốc độ tiến triển khi bệnh bắt đầu hình thành.

Chấn thương: Đây được xem là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tình trạng viêm khớp thoái hóa.

Sử dụng khớp quá nhiều với tần suất cao: Lạm dụng một số khớp nhất định làm tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp. Ví dụ, với những người thường xuyên làm việc nặng nhọc về tay chân như bốc vác, làm việc thủ công đòi có nguy cơ phát triển thoái hóa khớp cổ tay, cổ chân cao hơn.

Ảnh hưởng bởi những bệnh xương khớp khác: Những người bị viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp. Ngoài ra, một số tình trạng hiếm gặp, chẳng hạn như thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng, làm tăng cơ hội phát triển bệnh.

Khi khớp vận động liên tục và có các yếu tố tác động trên sẽ dễ dẫn đến các vi chấn thương và làm vỡ các mảnh sụn khớp nhỏ, phóng thích vào trong hệ thống bạch mạch và tuần hoàn. Lúc này, hệ thống miễn dịch sẽ nhận diện đây là các kháng nguyên lạ (do cấu trúc của sụn khớp không có mạch máu nên trước đây các tế bào của hệ thống miễn dịch chưa từng gặp mặt cấu trúc protein của sụn khớp).

Khi đó, các tế bào của hệ miễn dịch như các đại thực bào, tế bào trình diện kháng nguyên, lympho B, T sẽ sinh ra các tự kháng thể kháng sụn khớp, đồng thời sản sinh các protein tiền viêm như TNF-α, IL-1, IL-6, interferon gamma… tấn công, phá hủy sụn khớp, xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Quá trình viêm của khớp cũng khởi phát dẫn đến hẹp khe khớp và hình thành các gai xương, gây đau khớp khi vận động.

thoai-hoa-khop-5

Chấn thương là điều kiện phát triển bệnh thoái hóa khớp

4. Đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp

Đối tượng nào dễ mắc thoái hóa hóa khớp? Trong suy nghĩ của nhiều người, đây là là căn bệnh của người già. Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể bắt đầu vào giai đoạn lão hóa, tuy nhiên với xu hướng ngày càng trẻ hóa, căn bệnh thoái hóa xương khớp này ngày càng phổ biến ở nhiều nhóm đối tượng như:

– Người lớn tuổi;

– Người làm việc tay chân ở mức độ thường xuyên và liên tục;

– Người tập luyện thể thao ở cường độ cao và có tiền sử chấn thương;

– Người có các dị dạng bẩm sinh hoặc biến dạng thứ phát sau khi gặp chấn thương;

– Người thừa cân, béo phì.

5. Biến chứng của bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp nếu không được điều trị và chẩn đoán kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Bệnh gút (gout): Đây được xem là biến chứng của thoái hóa khớp, tình trạng này dẫn đến sự thay đổi ở sụn dẫn đến việc hình thành các tinh thể urat natri trong khớp dẫn đến mắc bệnh gout và sưng đau.

– Trầm cảm và lo âu: Nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng những cơn đau do viêm khớp thoái hóa có liên hệ mật thiết với chứng trầm cảm lo âu, nhiều bệnh nhân chia sẽ họ có lo lắng về mặt tinh thần khi mắc bệnh.

– Tăng cân: Khi các khớp bị sưng đau dẫn đến người bệnh có xu hướng ít vận động lại, điều này dẫn đến nguy cơ béo phì do thiếu vận động.

– Rối loạn giấc ngủ: Những cơ đau khiến người bệnh trở nên khó khi vào giấc ngủ và có được một giấc ngủ ngon và sâu.

– Vôi hóa sụn khớp: Thoái hóa xương khớp hình thành các tinh thể canxi lắng đọng trong sụn. Vôi hóa sụn khớp làm cho tình trạng viêm trở nên nặng hơn, có thể dẫn đến những cơn đau cấp tính.

Các biến chứng viêm khớp thoái hóa khác gồm: Xương bị hoại tử; Gãy xương; Chảy máu hoặc nhiễm trùng; Gân và dây chằng quanh khớp bị tổn thương.

6. Cách phòng tránh bệnh thoái hóa khớp

Mặc dù tình trạng viêm do thoái hóa khớp phổ biến hơn khi chúng ta già đi, nhưng đây không phải là một phần tất yếu của quá trình lão hóa. Khi các nhà nghiên cứu làm việc để tìm hiểu nguyên nhân của viêm xương khớp, họ có thể đưa ra lời khuyên để giúp ngăn ngừa bệnh hoặc sự tiến triển của bệnh và giảm bớt ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của bạn.

Kiểm soát trọng lượng

Nếu bạn đang ở mức cân nặng hợp lý, việc duy trì cân nặng đó giúp bạn có thể ngăn ngừa phát triển bệnh. Nếu bạn thừa cân, giảm cân có thể là phương pháp phòng ngừa thoái hóa khớp tốt nhất.

Theo dữ liệu từ NHANES cho thấy phụ nữ béo phì có nguy cơ mắc thoái hóa khớp cao gấp gần 4 lần so với phụ nữ bình thường. Nguy cơ đối với nam giới béo phì cao hơn gần 5 lần so với nam giới không béo phì. Giảm ít nhất 5% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm căng thẳng ở đầu gối, hông và lưng dưới.

thoai-hoa-khop-7

Kiểm soát trọng lượng cơ thể để tránh béo phì

Rèn luyện sức khỏe từ việc tập luyện thể dục

Một chế độ luyện tập khoa học giúp cải thiện được tình trạng sức khỏe cũng như nâng cao sự linh hoạt, dẻo dai cho các khớp. Tuy nhiên để tránh chấn thương không đáng có bạn nên tập luyện với cường độ hợp lý, có hướng dẫn viên kèm theo để tránh tập sai động tác ảnh hưởng đến các khớp.

thoai-hoa-khop-3

Tránh chấn thương

Bị chấn thương khớp khi còn trẻ có thể dẫn đến thoái hóa khớp cùng khớp khi lớn tuổi. Để tránh chấn thương khớp khi tập thể dục hoặc chơi thể thao, hãy ghi nhớ những khuyến cáo sau:

– Không uốn cong quá 90 độ khi thực hiện động tác gập đầu gối.

– Luôn giữ cho bàn chân bằng phẳng nhất có thể trong khi duỗi để tránh chấn thương ở đầu gối.

– Khi nhảy, tiếp đất với đầu gối cong.

– Khởi động trước khi tham gia các môn thể thao hoặc các hoạt động thể lực

– Mang giày vừa vặn.

– Tập thể dục trên bề mặt mềm, có ma sát, tránh vận động trên các bề mặt cứng như đường nhựa, sân bê tông.

– Nếu bạn bị chấn thương khớp, điều quan trọng là phải được điều trị y tế kịp thời và thực hiện các bước để tránh tổn thương thêm.

Ăn uống khoa học

Mặc dù không có chế độ ăn uống cụ thể nào được chứng minh là có thể ngăn ngừa bệnh nhưng một số chất dinh dưỡng nhất định có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc mức độ nghiêm trọng của tình trạng này như bổ sung Axit béo omega-3, vitamin D, ăn nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế đồ chế biến nhiệt độ cao.

Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học

7. Phác đồ điều trị bệnh thoái hóa xương khớp

Dưới đây là phác đồ điều trị bệnh thoái hóa xương khớp được đưa ra bởi bác sĩ mà bạn đọc có thể tham khảo:

Nhóm thuốc Giảm đau/ Chống viêm Thuốc giãn cơ PPI TPCN/ Thuốc bổ sung Dầu xoa bóp ngoài Chế độ ăn uống/ vận động/ khuyến cáo
Phác đồ 1 Tên thuốc Celecoxib 200mg Myonal 50mg Esomeprazol 40 Viên uống bổ xương khớp tổng hợp Glucosamine và Chondroitin Cotlinh Tránh làm việc nặng, vận động mạnh
Cách dùng (viên/ liều) 1 2 1 3 Dùng ngoài
Phác đồ 2 Tên thuốc Etoricoxib 90mg Mydocalm 150mg Omeprazol 20 Viên uống bổ xương khớp tổng hợp Glucosamine và Chondroitin
Cách dùng (viên/ liều) 1 1 1 1 3
Phác đồ 3 Tên thuốc Meloxicam 7.5 Tabrison 50 Lansoprazol 30mg Glucosamin 1500 Puritan Canxi MK7
Cách dùng (viên/ liều) 1 1 1 1 1
Lưu ý Uống lúc no Uống sau ăn Uống sau ăn Uống sau ăn Uống sau ăn

Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Khi có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe hoặc cần hỗ trợ bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Tags:

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ riêng tư.