Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị
benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý hô hấp mạn tính rất phổ biến, có thể phòng và điều trị làm chậm tiến triển khi được phát hiện ở giai đoạn sớm, giúp tránh được các biến chứng nguy hiểm. Các triệu chứng của bệnh bao gồm khó thở, ho, tiết chất nhầy và thở khò khè. Những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường có nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư phổi và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trong nhóm các nguyên nhân gây tử vong. Và Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh khá cao ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tuy nhiên lại rất ít người có kiến thức về bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các kiến thức tổng quan cần thiết để phòng tránh và kiểm soát bệnh.

benh-phoi-tac-nghen-man-tinh

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính rất phổ biến

1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (tên tiếng Anh là Chronic Obstructive Pulmonary Disease – COPD) là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính gây giảm chức năng thông khí ở phổi; nói cách khác, nó là một bệnh viêm phổi mạn tính được gây ra bởi luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi. Người bệnh thường cảm thấy khó thở vì đường thở bị hẹp so với bình thường và có thể dẫn đến suy hô hấp.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được chia làm hai dạng, bao gồm:

– Viêm phế quản mạn tính: Là tình trạng lớp niêm mạc của các ống phế quản bị viêm. Lớp lót trong các ống phế quản phổi bị sưng tấy, đỏ và chứa đầy các chất nhầy. Các chất nhầy này là nguyên nhân gây hẹp đường thở.

– Khí phế thũng: Là một dạng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bệnh khí phế thũng gây ra tình trạng khó thở do các túi phổi bị tổn thương lâu ngày khiến nó bị suy yếu và vỡ ra, thay thế phần không gian nhỏ bằng không gian lớn, gây giảm diện tích bề mặt phổi, giảm lượng oxy đi vào máu.

benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-1

2. Nguyên nhân gây nên phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Nguyên nhân đầu tiên và phổ biến nhất gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chính là việc hút thuốc lá thường xuyên. Theo các thống kê cho thấy nguyên nhân hút thuốc lá chiếm hơn 90% các trường hợp mắc bệnh. Phần lớn bệnh phổi tắc nghẽn sẽ bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi từ 35 tuổi và hầu hết 80 – 90% trường hợp người nghiện thuốc lá đều được chẩn đoán mãn tính. Khoảng 20 – 30% số người hút trên 20 điếu thuốc lá mỗi ngày sẽ có các biểu hiện sớm hoặc muộn của COPD.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp do tiếp xúc bụi nghề nghiệp xảy ra ở khoảng 10% các trường hợp. Thợ mỏ, công nhân xây dựng, thợ dệt, công nhân làm việc tại các xưởng luyện kim, nông dân là những người thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố kích thích phế quản dẫn tới nguy cơ cao mắc bệnh. Các yếu tố gây bệnh do môi trường bên ngoài bao gồm: khí độc, xi măng, các sản phẩm than đá, bụi silic và các chất kích thích sử dụng trong nông nghiệp.

Ngoài ra, còn một nhóm nguyên nhân mắc COPD do các yếu tố nội tại gây nên như: Có tiền sử mắc bệnh hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản cấp,… Di truyền do thiếu men Alpha 1-Antitrypsin (tỷ lệ thấp).

benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-2

3. Các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Các triệu chứng ban đầu của phổi tắc nghẽn mạn tính thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác cho đến khi có xuất hiện tổn thương phổi và thường trở nên trầm trọng hơn theo thời gian, đặc biệt nếu tiếp tục tiếp xúc với khói thuốc.

Các dấu hiệu bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường thấy có thể bao gồm:

– Khó thở sau khi vận động nhẹ như đi cầu thang, đi bộ,…

– Khó thở tăng dần nhiều đợt trong ngày.

– Khó thở trong quá trình ngủ.

– Luồng khí thở khò khè, đứt quãng khi thở ra.

– Tức ngực, nhói ngực với tần suất tăng dần.

– Dễ bị cảm lạnh hoặc thường xuyên ho có đờm kéo dài, nghẹt mũi,…

– Dễ nhiễm trùng hô hấp thường xuyên từng đợt.

– Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân bất thường, khó ngủ,…

benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-3

Triệu chứng khó thở của bệnh

Khi xuất hiện các biểu hiện ở giai đoạn ban đầu, người bệnh thường chủ quan cho rằng những cơn ho, khạc đờm là bệnh bình thường. Từ đó, không có các can thiệp kịp thời, dẫn đến tiếp tục tiến triển nặng lên đến khi xuất hiện triệu chứng khó thở liên tục. Ban đầu, tình trạng khó thở thường chỉ xuất hiện khi gắng sức, càng về sau cơn khó thở càng xuất hiện thường xuyên hơn, và đến giai đoạn cuối cùng người bệnh cảm thấy khó thở ngay cả khi đang nghỉ ngơi trên giường.

Để đánh giá mức độ khó thở, có thể sử dụng thang phân mức độ theo tác giả Sadoul:

– Mức độ 0: Không khó thở khi leo cầu thang
– Mức độ 1: Khó thở khi leo cầu thang từ tầng 2 trở lên
– Mức độ 2: Khó thể khi leo dốc
– Mức độ 3: Khó thở khi đi lại tốc độ bình thường trên đường bằng cùng người khác
– Mức độ 4: Khó thở khi đi lại với tốc độ bình thường và thường xuyên phải dừng lại để nghỉ
– Mức độ 5: Khó thở khi thực hiện các công việc hàng ngày như mặc quần áo, đánh răng rửa mặt

4. Các biến chứng của phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện nay đã có phương pháp điều trị tuy nhiên không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn mà chỉ có thể duy trì ở trạng thái ổn định nhất và hạn chế tối đa những biến chứng khác cho cơ thể. COPD nếu không được phát hiện sớm để điều trị có thể chuyển sang các biến chứng bệnh trầm trọng hơn như:

– Tràn màng khí phổi

– Bệnh tim

– Giảm tuổi thọ

– Tàn phế

5. Cách phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Thay đổi và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh luôn là phương pháp được khuyến cáo hàng đầu trong phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như:

Bỏ thuốc lá hoàn toàn, kể cả thuốc lá điện tử

“Không hút thuốc là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng ngừa và thay đổi diễn tiến ở tất cả các giai đoạn của bệnh kể cả ở mức độ chưa có triệu chứng hay mức độ rất nặng. Bên cạnh đó, mỗi người cần hạn chế đến mức thấp nhất tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như: khí, hóa chất, khói độc hại, bụi. Nếu công việc buộc phải làm việc trong môi trường khói bụi thì cần có bảo hộ lao động để bảo vệ đường hô hấp đúng tiêu chuẩn.” – Theo GS.TS.BS Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam.

benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-4

Bỏ thuốc lá hoàn toàn đến phòng tránh phổi tắc nghẽn mạn tính

Tiêm phòng vắc-xin cúm và vắc-xin phế cầu

Tiêm phòng cũng là biện pháp được các chuyên gia khuyến khích sử dụng. Người lớn tuổi là đối tượng cần chú ý tiêm phòng để tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp, đặc biệt là tiêm vắc xin phòng cúm và phế cầu. Viêm phổi do phế cầu khuẩn không chỉ nguy hiểm với trẻ nhỏ mà còn là nguyên nhân gây tử vong nhanh ở người cao tuổi, đặc biệt người có bệnh lý mạn tính ở phổi.

Tập thể dục thường xuyên để tăng cường chức năng trao đổi của phổi

Vận động thường xuyên sẽ giúp tăng cường khả năng trao đổi không khí của phổi để hạn chế các tình trạng tắc nghẽn khí. Một số các hoạt động thể thao giúp bạn nâng cao sức khoẻ như: bơi lội, chạy xe đạp, chạy bộ, đi bộ, tập yoga,… Cùng với đó, các bài tập về điều hoà nhịp thở cũng sẽ giúp ích cho quá trình hoạt động của phổi. Nếu bạn không có thời gian tập luyện thường xuyên, hàng ngày thì có thể duy trì chế độ tập luyện từ 2 – 3 lần/ tuần nhằm tạo thói quen cho cơ thể. Một số bài tập hít thở có thể tham khảo gồm:

– Hít thở kiểu thở chúm môi: Hít vào bằng mũi (mím môi), thở ra từ từ bằng miệng (chúm môi lại như thổi sáo). Thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào. Lặp đi lặp lại 5-10 lần. Mỗi ngày ít nhất 3 lần, mỗi lần 15 phút. Sau khi quen rồi có thể dùng cách thở này liên tục hằng ngày.

– Tập ho có điều khiển: Hít vào thật sâu rồi thở ra thật nhanh và mạnh. Động tác này giúp tăng lưu lượng nhỏ, do vậy giúp đẩy đờm từ phía dưới đường thở lên bên trên. Miệng hơi hé mở, ho khoảng 2-3 lần để đẩy đờm lên cổ họng.

benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-5

Duy trì tập thể dục đều đặn

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống hạn chế các chất kích thích như rượu bia, hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, tăng cường chất xơ, vitamin bằng rau xanh trong các bữa ăn hàng ngày.

benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-6

Giảm dầu mỡ, tăng cường chất xơ cho bữa ăn

Kiểm tra sức khỏe định kì

Để phòng tránh hoặc kiểm soát sớm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn nắm được trạng thái sức khỏe cũng như phát hiện và điều trị kịp thời sớm các bệnh lý.

6. Phác đồ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể được điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn sớm khi bệnh còn nhẹ, chưa có biến chứng và người bệnh kiên trì phối hợp điều trị tốt với thầy thuốc. Sau đây là một số phác đồ điều trị bằng thuốc tham khảo do bác sĩ kê cho bệnh nhân:

Nhóm thuốc Kháng sinh Kháng viêm Giãn phế quản Dùng tại chỗ TPCN Chế độ ăn uống/ vận động/ khuyến cáo
Phác đồ 1 Tên thuốc Levofloxacin 750mg Medrol 16 Salbutamol 2mg Symbicort Bảo khí khang Tránh ăn đồ tanh, lạnh, giữ ấm cơ thể
Cách dùng (viên/ liều) 1 1 1 2 hít 2

Phác đồ 2

Tên thuốc Augmentin 1g Medrol 4mg Salbutamol 2mg Symbicort TPCN
Cách dùng (viên/ liều) 1 2 1 2 hít Bảo phế vương
Phác đồ 3 Tên thuốc Augmentin 625g Medrol 4mg Salbutamol 2mg Symbicort
Cách dùng (viên/ liều) 1 2 1 2 hít
Phác đồ 4 Tên thuốc Zinnat 500mg Betametasone 0.5mg Salbutamol 2mg Symbicort
Cách dùng (viên/ liều) 1 2 1 1 1
Lưu ý Uống lúc no Uống lúc no Uống lúc no Uống lúc no Uống lúc no

Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Khi có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe hoặc cần hỗ trợ bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Tags:

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ riêng tư.